image banner
Xã Minh Bảo: Tập trung tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 87

Xác định công tác tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm, ngăn chặn dịch bệnh trong thời tiết giao mùa, bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi. Thực hiện kế hoạch số 84-KH/UBND ngày 29 tháng 02 năm 2024 của UBND thành phố Yên Bái về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn thành phố Yên Bái năm 2024, UBND xã Minh Bảo đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái và trưởng các thôn nhân dân tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng thời tổ chức tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên toàn xã.

anh tin bai

Ông Lê Văn Nam bên đàn trâu của gia đình

Để 06 con trâu của gia đình phát triển khỏe mạnh và sinh sản tốt, hàng năm gia đình ông Lê Văn Nam ở thôn Bảo Yên luôn thực hiện tốt công tác tiêm phòng đúng định kỳ, qua đó tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Nhờ có sự chủ động, đến nay đàn vật nuôi của gia đình ông đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo chỉ dẫn của cán bộ thú y. 

Để công tác tiêm vắc xin phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, xã Minh Bảo đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng đến các hộ chăn nuôi về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của công tác tiêm phòng đối với đàn vật nuôi. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ xã xuống thôn để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm một cách tốt nhất. Trên địa bàn xã Minh Bảo hiện có 2670 con gia súc và gần 18950 con gia cầm. Hiện nay, xã đã và đang thực hiện tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng và lở mồm long móng đối với đàn trâu, bò.  Đến nay đã thự hiện tiêm được được 4/5 thôn. 

 

Cán bộ thú y tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng cho vật nuôi của người dân trên địa bàn xã.

Hiện nay, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, do vậy mỗi một người chăn nuôi cần phải tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tăng cường áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt chú trọng tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giảm nguy cơ bùng phát, lây lan dịch góp phần đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

 

Nguyễn Huyền - Trung tâm DVHTPTNN thành phố Yên Bái

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0