image banner
Câu hỏi tình huống 3: Anh C là công chức làm việc tại cơ quan X. Trong quá trình làm việc, anh C bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc. Tuy nhiên, khi nhận Quyết định buộc thôi việc, anh C đã khiếu nại đối với Quyết định này lên cơ quan có thẩm quyền. Sau quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền kết luận hành vi buộc thôi việc đối với anh C là trái pháp luật. Vậy theo quy định của pháp luật, trường hợp của anh C có thuộc trường hợp được phục hồi danh dự hay không?
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 238

Câu hỏi tình huống 3: Anh C là công chức làm việc tại cơ quan X. Trong quá trình làm việc, anh C bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc. Tuy nhiên, khi nhận Quyết định buộc thôi việc, anh C đã khiếu nại đối với Quyết định này lên cơ quan có thẩm quyền. Sau quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền kết luận hành vi buộc thôi việc đối với anh C là trái pháp luật. Vậy theo quy định của pháp luật, trường hợp của anh C có thuộc trường hợp được phục hồi danh dự hay không?

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì các trường hợp được phục hồi danh dự bao gồm:

- Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự;

- Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật;

- Người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật

Như vậy, đối với trường hợp của anh C, do anh C là công chức bị buộc thôi việc trái pháp luật nên đây thuộc trường hợp được phục hồi danh dự.

Theo đó, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ (cơ quan trực tiếp quản lý người ra quyết định thôi việc anh C) gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại (anh C). Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước./.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0