Di tích Cổng Đục- Đồn Cao Yên Bái nằm ở phía Tây Bắc thị xã Yên Bái cũ, cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái chừng 5,5km. Để đến được với di tích, chúng ta có thể đi bằng đường bộ.
Qua cầu Yên Bái đến địa bàn thôn 3 xã Hợp Minh – thành phố Yên Bái, bên bờ sông Hồng, nơi ngã ba hợp lưu với Ngòi Lâu, đối diện với bến Âu Lâu - di tích lịch sử cấp Quốc gia, có ngôi đền Bà Áo Trắng thờ Mẫu Đệ Tam - Thoải Phủ linh thiêng cai quản miền sông nước, biển cả.
Đền Rối nằm trên địa bàn xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái. Theo như các cụ cao tuổi trong làng kể lại thì Đền Rối đã có từ rất lâu. Đền chùa Rối được công nhận là di tích lích sử kiến trúc nghệ thuật tôn giáo cấp tỉnh theo quyết định số 460/QĐ - UBND ngày 30/11/2005.
Đình Lương Nham có tên khác là Đình Trắng ở Tổ 39, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đình Lương Nham cách trung tâm thành phố Yên Bái 4 km.
Từ khi hình thành, chùa đón nhận cùng lúc hai tên: Nhân dân nói chung và Phật tử nói riêng thường dùng tên dân gian để đặt cho ngôi chùa thiêng kính của mình: "Chùa Am"; còn nhà chùa, sư, tiểu và thày cung văn lại sử dụng pháp danh "Tùng Lâm Tự" một cách trân trọng.
Theo sách Hưng Hoá Phong Thổ Lục triều Lê và Đại Nam Nhất thống chí triều Nguyễn thì Đền Tuần Quán có tên gọi "Đền thần Diệp Phu Nhân Bách Lẫm". Trong sắc phong được các quan và nho sĩ sử dụng là "Đền Quốc Mẫu Thánh ân Bách Lẫm".
Qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đền - Chùa đã bị hư hỏng nặng. Thể theo nguyện vọng của bà con phật tử địa phương, năm1994, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cho phép tôn tạo, xây dựng lại đền - chùa Bách Lẫm trên nền cũ.
Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái hiện nay - nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái ngày 25/91958 là di tích lịch sử cấp Quốc gia đã được Bộ văn hoá thông tin công nhận theo Quyết định số 1288/ VH - QĐ, ngày 16/11/1988.
Ngày nay, để biết thêm về cuộc khởi nghĩa Yên Bái chúng ta có thể đến thăm viếng khu di tích Nguyễn Thái Học và khởi nghĩa Yên Bái tại công viên Yên Hòa – thành phố Yên Bái – di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Đã từ lâu, xuống chơi chợ là nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống người dân vùng cao Mù Cang Chải. Ở huyện vùng cao này có 3 chợ chính là chợ ngã ba Kim, chợ huyện Mù Cang Chải và chợ Khao Mang.
Thác Vòi Rồng trên đỉnh núi Kìm là thác nước tự nhiên nằm trong dòng chảy ngòi Lĩnh. Nước ngòi Lĩnh cùng với nước ngòi Vần từ đất Chiến khu Việt Hồng và ngòi Chanh của xã Việt Cường, ngòi Hạ ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đổ vào hồ Vân Hội - một hồ nước nhân tạo rộng chừng bốn trăm héc-ta, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
"Mường Lò gạo trắng, nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về". Không chỉ có gạo trắng nước trong, Mường Lò (Yên Bái) còn níu chân du khách bằng những điệu xòe bất tận.
Ngòi Tu là một bản văn hóa thuộc địa phận xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Nơi đây vẫn còn nguyên vẹn nếp sinh hoạt nhà sàn, khói bếp sớm mai bảng lảng trên những triền đồi xanh mướt vạt cọ lâu năm, uốn lượn trên những con đường đất đỏ rắn chắc...
Nói đến Tây Bắc người ta nghĩ ngay tới những ngọn núi trùng điệp mù sương, những bản làng xinh đẹp nằm soi bóng bên những dòng suối và cả những bản sắc văn hóa các dân tộc đặc sắc thể hiện qua những điệu múa xòe, câu khắp Thái.
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Yên Bái