
Người dân phường Nguyễn Thái Học trải nghiệm mô hình “Ngày thứ 7 chuyển đổi số”
Là thành viên của tổ chuyển đổi số cộng đồng ở tổ dân phố số 6, phường Nguyễn Thái Học, ông Nguyễn Hữu Thìn đã chủ động tìm hiểu những tiện ích của chuyển đổi số. Cài đặt, sử dụng các app trên điện thoại thông minh, đồng thời hướng dẫn người dân trong tổ dân phố cùng thực hiện, tham gia trải nghiệm các dịch vụ số. Theo ông Thìn thì tổ CĐS cộng đồng của tổ dân phố tích cực vào cuộc nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người dân, từ đó chủ động tham gia vào công cuộc chuyển đổi số. Nhiều người dân từ chưa biết đã được các cán bộ công chức, các thành viên trong Tổ chuyển đổi số hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình đã từng bước sử dụng thành thạo các ứng dụng số.
Nhằm đưa tiện ích của chuyển đổi số đến gần với người dân hơn, năm 2024, phường Nguyễn Thái Học là phường đầu tiên của thành phố triển khai thực hiện mô hình “Ngày thứ 7 chuyển đổi số”. Tham gia hoạt động này, người dân được trải nghiệm, hỗ trợ thực hiện các ứng dụng số như: nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái"; nền tảng sàn thương mại điện tử; Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa. Hỗ trợ đăng ký chữ ký số cá nhân; Hỗ trợ cài đặt ứng dụng thanh toán điện tử VNPTpay, Viettellpay. Hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng tài khoản VNeID trên cổng dịch vụ công quốc gia. Hỗ trợ tạo tài khoản ngân hàng, sử dụng ứng dụng Etax Mobile….

Hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng thanh toán điện tử VNPTpay
Kết quả, đến nay tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 89,2%; tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến đạt 95%; tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình thanh toán tiền điện, tiền nước không dùng tiền mặt đạt 90%; tỷ lệ hộ kinh doanh bán lẻ có thiết bị thanh toán điện tử đạt 96%.
Ông Bùi Ngọc Giang - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Học trao đổi: quan điểm của chúng tôi là việc triển khai chuyển đổi số phải để người dân trực tiếp hưởng thụ, lấy người dân làm trọng tâm, tạo sự đồng thuận của người dân. Hiện nay cơ bản nhân dân trên địa bàn phường đảm bảo đầy đủ các điều kiện xây dựng công dân số và đồng bộ hiệu quả các tiêu chí hạ tầng số, chính quyền số. Phường hoàn thành đạt và vượt mức 17/17 chỉ tiêu phường chuyển đổi số, hoàn thành 13/13 chỉ tiêu phường chuyển đổi số nâng cao.

Xã Âu Lâu ra mắt nhóm IT GROUP
Thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 01/03/2021 của Thành ủy Yên Bái về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới, sáng tạo, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường đẩy mạnh thực hiện công tác chuyển đổi số trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở đó năm 2024, thành phố triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số với 66 chỉ tiêu trên 4 trụ cột: Hạ tầng số, Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số và 85 văn bản triển khai các nhiệm vụ về công tác chuyển đổi số, giao chỉ tiêu cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị, UBND xã, phường đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ phương pháp, rõ thời gian, rõ kết quả.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo, hiệu quả, tiêu biểu như: Mô hình “Thủ tục hành chính không chờ”, “ Hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng nền tảng số tại nhà”; “Tổ chức chi trả thanh toán dịch vụ công bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt”; “Thanh toán không dùng tiền mặt: phí chợ, phí vệ sinh môi trường, thu đảng phí, đoàn phí”; phong trào “Ngày không dùng tiền mặt”; “Ngày thứ 7 chuyển đổi số”…. Các mô hình đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, người dân đang dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số và các hoạt động như giao dịch điện tử trong thanh toán các dịch vụ điện, nước, mua sắm trực tuyến, nộp học phí tại các trường học, thanh toán phí và lệ phí các thủ tục hành chính, thanh toán hóa đơn điện tử.
Hiện tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng các hình thức thanh toán điện tử đạt 87%; tỷ lệ hộ kinh doanh có thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt đạt 87,4%; thành phố cũng đã triển khai mô hình chợ 4.0 tại 8/8 chợ trên địa bàn. 30 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT. Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh đạt 93,1%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kỹ năng số cơ bản đạt 90,4%; tỷ lệ người dân trên 18 tuổi đã cài đặt và sử dụng ứng dụng Yen Bai – S đạt 100%....
Có thể khẳng định, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả trong công triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số, lấy người dân là trung tâm, những hoạt động CĐS ở thành phố đã góp phần nâng cao nhận thức thức của người dân về vai trò quan trọng của CĐS trong thời đại công nghệ 4.0, từ đó ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việt Hà (Trung tâm TT và VH thành phố Yên Bái)