07/08/2024
Tăng cường chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại lúa vụ Hè Thu 2024
Vụ Hè thu 2024, thành phố Yên Bái gieo cấy 221,9 ha, đạt 113,8% kế hoạch giao. Hiện nay, cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái. Đây là thời kỳ cây lúa khá mẫn cảm với sinh vật gây hại như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn... Đặc biệt, thời tiết ngày nắng nóng xen kẽ có mưa rào như hiện tại rất thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa.
Vụ Hè thu 2024, thành phố Yên Bái gieo cấy 221,9 ha, đạt 113,8% kế hoạch giao. Hiện nay, cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái. Đây là thời kỳ cây lúa khá mẫn cảm với sinh vật gây hại như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn... Đặc biệt, thời tiết ngày nắng nóng xen kẽ có mưa rào như hiện tại rất thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa.
Viên chức Trung tâm hướng dẫn nông dân nhận biết và phòng trừ sâu bệnh
Trước tình hình đó, để có biện pháp chăm sóc và chủ động phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại lúa trong vụ Hè Thu 2024, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái đã chỉ đạo, làm tốt công tác dự tính, dự báo các đối tượng sâu, bệnh hại cây trồng; Chủ động phối hợp với UBND các xã, phường tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa.
Hướng dẫn người dân tăng cường theo dõi thời gian sinh trưởng của lúa để bón phân thúc đòng đúng thời điểm đảm bảo đủ dinh dưỡng giúp cây lúa sinh trưởng tốt; Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện dịch hại và phòng trừ kịp thời, cần tập trung phòng trừ một số đối tượng gây hại chính như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, chuột…
Khuyến cáo nông dân phun phòng, trừ các đối tượng sinh vật gây hại vào buổi chiều mát, phun đảm bảo lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích và đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”. Sau khi phun phòng trừ tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả phòng trừ để có biện pháp chống tái nhiễm. Trong quá trình sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại, thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường; các vỏ, chai thuốc trừ sâu bệnh sau khi sử dụng phải tập trung để phân loại xử lý, tránh trường hợp gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống.
Anh Dũng - Trung tâm DVHTPTNN thành phố